ShowcasesCÁC BƯỚC THIẾT KẾ LOGO BẠN CẦN BIẾT

CÁC BƯỚC THIẾT KẾ LOGO BẠN CẦN BIẾT

Bài viết này Breathtaking Vietnam Agency bàn luận về chủ đề của quy trình thiết kế logo. Mô tả các giai đoạn cần thiết để tạo ra một logo hiệu quả cùng với các mẹo làm nhận diện thương hiệu. 

 

Logo có lẽ là yếu tố thiết yếu và quan trọng trong sự thành công tiếp thị cho một thương hiệu hoặc một công ty như là sự quan trọng của vẻ bề ngoài trong cuộc gặp đầu tiên với khách hàng hoặc nhà đầu tư. Sẽ dễ dàng hơn nhiều để có được một công việc bạn muốn, kết bạn hoặc mối quan hệ đối tác nếu bạn là một người có tố chất và danh tính của bạn có điều gì đó đáng nhớ. Điều tương tự cũng xảy ra với các thương hiệu: họ chỉ mất vài giây để biến mất giữa một rừng đối thủ cạnh tranh nếu họ không xây dựng hình ảnh và tính cách mạnh mẽ mà qua đó, khách hàng, người mua hoặc người dùng có cơ hội nhận ra họ.

Logo là bảng hiệu cơ bản trong nhận diện thương hiệu, là biểu tượng nổi bật nhất trong hình ảnh thương hiệu và là nền tảng của một chiến lược tiếp thị hiệu quả đủ để kết nối với đối tượng mục tiêu. Một trong những quan niệm sai lầm trong giới kinh doanh là khi sản phẩm hoặc dịch vụ tốt, không cần phải đầu tư thêm thời gian và tiền bạc vào việc quảng cáo. Tuy nhiên, đó không phải là cách nó hoạt động: nếu không có bản sắc thương hiệu thì dù sản phẩm chất lượng cao cũng có thể biến mất chỉ vì người dùng hoặc người mua thậm chí sẽ không có cơ hội để tìm hiểu hoặc dùng thử nó. Ngược lại, một chiến lược xây dựng thương hiệu mạnh đặt ra sự liên kết ngay lập tức giữa sản phẩm hoặc công ty và những lợi ích thiết yếu cùng dấu hiệu đại diện cho nó. Các thương hiệu, sản phẩm và công ty cần có cá tính riêng để thu hút mọi người như là một mối quan hệ cá nhân.

 

Thể hiện cá tính trong ứng dụng, trang web hoặc thương hiệu có thể là cách rất hiệu quả để khán giả nhận diện và đồng cảm với bạn. Mọi người muốn kết nối với người thật và chúng ta thường quên rằng doanh nghiệp chỉ là tập hợp của những con người. (Aaron Walter)

 

Nhà thiết kế và là nghệ sĩ nổi tiếng toàn thế giới Karl Lagerfeld đã từng nói “Logo và thương hiệu rất quan trọng. Phần lớn trên thế giới mọi người không thể đọc tiếng Pháp hoặc tiếng Anh – nhưng rất giỏi trong việc ghi nhớ các bảng hiệu ”. Khi biết anh ấy đã đi xa như thế nào trong lĩnh vực thiết kế, rất dễ để tin rằng anh ấy đúng, hãy cân nhắc rằng rất nhiều công ty lớn và nhỏ đã chứng minh điều đó thông qua kinh nghiệm tiếp thị của họ.

 

Hôm nay chúng ta sẽ đi sâu hơn vào các giai đoạn của quá trình sáng tạo trong thiết kế logo dựa trên cơ sở kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Quy trình thiết kế logo

Một trong những đặc điểm chính của một logo hiệu quả là tính đơn giản của chúng. Một mặt, nó trở thành một thách thức đối với nhà thiết kế trong việc tạo ra một bảng hiệu vừa đơn giản nhưng đồng thời cũng dễ nhận biết. Mặt khác, nó có thể khiến khách hàng nhầm tưởng rằng việc tạo logo là chuyện đơn giản, chỉ cần vài giờ và không đòi hỏi kỹ năng đặc biệt, tốn quá nhiều thời gian hoặc công sức. Đó là một tư tưởng khá sai lầm và cách tiếp cận như vậy sẽ khiến thương hiệu không đi đến đâu.

 

Thiết kế logo hiệu quả là một chiến lược phức tạp bao gồm tất cả các giai đoạn của quá trình thiết kế và tiếp thị như:

  • Đặt nhiệm vụ
  • Nghiên cứu người dùng
  • Nghiên cứu thị trường
  • Nghiên cứu sáng tạo
  • Chọn định hướng phong cách
  • Chọn bảng màu
  • Thử nghiệm các kích thước và môi trường khác nhau
  • Tạo ra định hướng phong cách thiết lập các trường hợp sử dụng logo đúng và sai, v.v.

Như chúng ta có thể thấy, thiết kế logo là một quá trình phức tạp: nhiều bước cần được thực hiện để có được một kết quả hiệu quả. Đó là lý do để rất nhiều công ty, bao gồm cả các công ty khởi nghiệp, bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, tin tưởng giao nhiệm vụ thiết yếu này cho các nhà thiết kế chuyên nghiệp. Thực tiễn cho thấy rằng, logo được chăm chút đến từng chi tiết nhỏ nhất và được thử nghiệm đúng cách là một khoản đầu tư xứng đáng.

Hãy cùng nhìn kỹ hơn một chút ở mỗi giai đoạn.

Đặt nhiệm vụ

Giai đoạn này là nền tảng cho cả quá trình thiết kế. Đây là thời điểm mà nhà thiết kế nên lấy càng nhiều thông tin càng tốt từ khách hàng để đánh dấu con đường phù hợp với mục tiêu. Ai cũng biết rằng người có những bước đi không mục đích thì sẽ chẳng đi được đến đâu cả. Trong thiết kế (không chỉ logo và định hướng thương hiệu), nó hoạt động theo cách tương tự: để đạt được kết quả, bạn nên đặt ra các mục tiêu rõ ràng ngay từ điểm xuất phát. Điều đó không có nghĩa là các mục tiêu sẽ hoàn toàn giống nhau vào cuối cuộc hành trình: chúng có thể sửa đổi ít nhiều trong quá trình sáng tạo. Tuy nhiên, nếu các mục tiêu không được đặt ra ngay từ đầu, quá trình sáng tạo có thể dễ dàng biến thành một mớ hỗn độn.

 

Đó là bước đầu tiên để thiết kế bất cứ thứ gì: hãy hỏi “Tại sao chúng tôi lại làm điều này?” Nếu câu trả lời không rõ ràng, hoặc không rõ ràng đối với bạn, hoặc không tồn tại, bạn không thể thiết kế bất cứ thứ gì. Ngừng làm việc có thể giúp bạn thiết lập những mục tiêu đó không? Nếu vậy, hãy làm nó. (Đúng, đó là một phần công việc của bạn. Bất cứ điều gì giúp bạn thực hiện công việc của mình đều là một phần công việc của bạn.) (Mike Monteiro “Design Is a Job”)

Các nhà thiết kế phải luôn sẵn sàng cho việc khách hàng thường không biết chi tiết những gì họ muốn. Họ chỉ muốn một logo đẹp sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp của họ. Đó là điều đương nhiên và đó là lý do tại sao họ thuê một nhà thiết kế. Trong bài viết trước đây của chúng tôi dành cho định kiến ​​về nhà thiết kế, chúng tôi đã đề cập: “khách hàng của bạn không nhất thiết phải biết tất cả các sắc thái và đặc thù của quá trình thiết kế. Đó là lý do tại sao HỌ là khách hàng và BẠN là nhà thiết kế.”

Hơn nữa, điều mà chúng tôi đã kiểm tra trong thực tế, đó là khi giao tiếp với khách hàng, bạn không chỉ nhận được mong muốn của họ mà còn cố gắng có được những ý tưởng và lý do đằng sau những mong muốn này. Nếu bạn hiểu lý do tại sao khách hàng của bạn muốn xem màu sắc, hình dạng hoặc chuyển tiếp cụ thể, bạn sẽ dễ dàng hơn (nếu cần) biện minh cho các phương pháp hiện thực hóa những ý tưởng này sẽ mang lại kết quả mà khách hàng mong muốn.

 

Bạn càng nhận được nhiều thông tin từ khách hàng, thì càng tốt cho việc thiết lập hướng đi đúng đắn. Tóm tắt thiết kế, gọi và họp qua Skype, trò chuyện trong Slack, cùng brainstorm,

lập moodboard, tất cả đều có thể tạo thành một khởi đầu tốt cho công việc hiệu quả.

Ở giai đoạn này, nhà thiết kế nên lấy dữ liệu về:

  • Bản chất của sản phẩm
  • Các đối tượng mục tiêu
  • Đối tượng mục tiêu theo địa lý (nếu có)
  • Các từ khóa đặc trưng của công ty
  • Bảng màu ưa thích
  • Các điểm tiềm năng sử dụng logo
  • Sự nhất quán cần thiết với bản sắc công ty hiện có (nếu có)
  • Loại logo ưa thích
  • Sự cần thiết của thiết kế linh vật.

Rõ ràng, danh sách này không hoàn toàn đầy đủ, tuy nhiên, nó chứa những vị trí quan trọng nhất cần thiết để đặt ra mục tiêu thiết kế chung.

Nghiên cứu

Đây là giai đoạn dựa vào các nhiệm vụ và mục tiêu đã đặt ra, nhà thiết kế phải tìm hiểu sâu hơn về môi trường mà bảng hiệu thương hiệu trong tương lai sẽ hoạt động. Giai đoạn nghiên cứu thường tiến hành đồng thời theo hai hướng: nghiên cứu người dùng và nghiên cứu tiếp thị.

Nghiên cứu người dùng có nghĩa là đào sâu vào khách hàng mục tiêu để biết sở thích và đặc điểm tâm lý của họ, ảnh hưởng của màu sắc và dữ liệu chứa cảm xúc và trải nghiệm của họ, các nguồn thông tin và cách thực hiện sáng tạo khuyến khích và khiến họ hành động.

Nghiên cứu tiếp thị có nghĩa là khám phá phân khúc thị trường, chủ yếu từ quan điểm về các giải pháp sáng tạo được sử dụng bởi các đối thủ cạnh tranh. Thiết kế logo giả định để tạo ra một dấu hiệu độc đáo sẽ làm cho công ty hoặc thương hiệu nổi bật giữa đám đông và thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Bỏ qua giai đoạn nghiên cứu và chỉ dựa vào trực giác sáng tạo cùng tài năng của mình, các nhà thiết kế có nguy cơ thất bại trong nhiệm vụ này vì họ sẽ không biết các điều kiện logo  hoạt động cũng như sẽ không thể làm cho nó hiệu quả và nguyên bản.

Giai đoạn này có thể bao gồm các kết quả sáng tạo ở các mức độ chính xác khác nhau, từ các bản phác thảo bằng bút chì cho đến các bản kỹ thuật số tinh vi. Bất kỳ kết quả nào cũng đều có thể hoạt động hiệu quả, việc lựa chọn chiến lược phụ thuộc vào quyết định của chuyên gia thiết kế về cách trình bày hiệu quả dựa theo yêu cầu của khách hàng và loại logo cụ thể. Tốc độ và mức độ khẩn cấp của dự án, cũng như sự liên kết của nó với các quy trình thiết kế khác như thiết kế giao diện chẳng hạn, cũng có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn định dạng trình bày. Bạn có thể quan sát nhiều giai đoạn sáng tạo khác nhau trong

nghiên cứu điển hình về xây dựng thương hiệu.

Kết quả của việc tìm kiếm sáng tạo là phong cách đã chọn và định hướng thể loại (ví dụ như phẳng hoặc lệch hình, nhiều màu hoặc đơn sắc, có linh vật hoặc không và hàng trăm chi tiết phong cách chung khác), bảng màu, định hình cơ bản và vị trí của logo ( hình tròn, hình vuông, hình tam giác; sử dụng vị trí ngang hoặc dọc; có thể thiết lập một số biến thể của hình dạng và vị trí các yếu tố biểu trưng, ​​v.v.)

Đánh bóng chi tiết và hoàn thiện concept

Ở giai đoạn này, nhà thiết kế phát triển hướng đã chọn và thực hành trên các chi tiết nhỏ nhất. Những người không trong quá trình thiết kế có thể bị choáng bởi mức độ chính xác và tinh tế của hình ảnh thể hiện nhận diện thương hiệu trong tương lai. Đôi khi, phải mất hàng giờ làm việc để phát triển các biến thể với những thay đổi nhỏ được tính bằng milimet mà vẫn ảnh hưởng đến sự hài hòa chung. Đây là thời điểm mà các nhà thiết kế có thể thử nghiệm với các hình thức và đường nét, màu sắc và sắc thái, tuy nhiên, ở giai đoạn này, chúng hoạt động trong concept chung đã được thiết lập sẵn.

 

THỬ NGHIỆM

Nhiều nhà thiết kế nghĩ rằng việc làm thư mục có độ phân giải cao là bước cuối cùng để hoàn thiện thiết kế nhưng điều này hoàn toàn sai. Cũng như đối với bất kỳ nhiệm vụ thiết kế nào, việc kiểm tra sau khi hoàn thành xong thiết kế là việc cần làm. Đối với logo, đó là điều kiện quan trọng làm nên sự hiệu quả và thành công. Nó nên được thử nghiệm trên các bề mặt và thiết bị khác nhau, với đa dạng các cách bố trí trong các loại môi trường, kích thước và độ phân giải, đơn lẻ hay đứng cùng các logo khác. Nếu những lựa chọn đó khả thi, nó nên được kiểm tra bởi những người trực tiếp đại diện cho khách hàng mục tiêu. Kết quả thử nghiệm cần được phân tích kỹ lưỡng và đôi khi chúng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến những biến đổi cuối cùng của logo.

Nhận thức thị giác và liên kết tinh thần là yếu tố sâu sắc và quan trọng của con người, có tác động lớn đến hiệu quả và sức hấp dẫn của bất kỳ yếu tố thiết kế nào. Có vô số yếu tố, một số yếu tố nhẹ và sâu đến mức một nhà thiết kế không thể dự đoán được chúng. Trong số những yếu tố đó, chúng tôi có thể đề cập đến:

  • Vị trí địa lý
  • Cảm nhận màu sắc
  • Giới tính
  • Độ tuổi
  • Tôn giáo và tín ngưỡng
  • Cấp độ giáo dục
  • Mức độ khuyết tật nhẹ và nặng
  • Đặc thù tâm lý
  • Nhận thức về công nghệ.

Danh sách có thể tiếp tục dài hơn nữa và khiến các nhà thiết kế cùng khách hàng phải ngạc nhiên với độ đa dạng của nó. Để tránh các vấn đề hiểu nhầm hoặc nhận thức sai, cũng như có nguy cơ bị lạc vào môi trường của các biểu tượng và logo khác, thử nghiệm trở thành một giai đoạn không thể thiếu trong quy trình thiết kế.

Tạo định hướng phong cách

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là giai đoạn các nhà thiết kế hoàn thành bản định hướng phong cách cho logo đã được phê duyệt và hoàn thiện. Định hướng phải có thông tin rõ ràng và đầy đủ về các biến thể đúng và sai khi sử dụng logo. Nó trở thành cơ sở cho một cuốn sách thương hiệu và cho phép khách hàng trong tương lai thông báo cho bất kỳ bên nào tham gia vào quá trình sáng tạo như cửa hàng in chẳng hạn, để tuân thủ các quy tắc trình bày hài hòa của logo.

Đặc điểm của một logo hiệu quả

Bất kể thể loại và phong cách thiết kế logo của một thương hiệu cụ thể được chọn là gì, bất kỳ logo nào cũng nên bao gồm các tính năng hiệu quả cơ bản:

  • Sự đơn giản
  • Sự độc đáo
  • Tính linh hoạt
  • Khả năng nhận biết
  • Tính nhất quán khi sử dụng
  • Thu hút đối tượng mục tiêu
  • Tính thông dụng
  • Dễ nhớ
  • Tuổi thọ

Cân nhắc rằng tất cả những đặc điểm đó tốt nhất nên được kết hợp trong một logo, thuê một chuyên gia cho công việc này chắc chắn là một khoản đầu tư xứng đáng. Quy trình này sẽ tốn ít thời gian, công sức và tiền bạc hơn là lợi nhuận bị mất về sau do xây dựng thương hiệu không hài hòa.


Trích nguồn: blog.tubikstudio.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *